ĐỊA ĐIỂM NỔI TIẾNG Ở MỸ THO - TIỀN GIANG

ĐỊA ĐIỂM NỔI TIẾNG ĐẾN DU LỊCH TIỀN GIANG PHẢI BIẾT

Tiền Giang thuộc Đồng bằng sông cửu Long, phía Bắc và phía Đông giáp Long An và thành phố Hồ Chia Minh, phía Tây giáp Đồng Tháp và phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp cứa Soài Rạp và Biển Đông. Tỉnh Tiền Giang Trãi dài trên bờ Bắc Sông Tiền với chiều dài 120km, có địa hình tương đối bằng phẳng . Tỉnh Tiền Giang đưovj chia thành 3 vùng, Vùng cây ăn trái ven sông Tiền, Vùng nhiễm phèn Đồng Tháp Mười và vùng ven biển Gò Công. Tỉnh Tiền Giang có diện tích khoản 2.367 vuông. Đã bao gồm  8 huyện( Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gì Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông, Tân Phước ). Thành Phố Mỹ Tho và Thị Xã Gò Công dân số hơn 1,7 triệu người.

Do có bờ biển dài hơn 32km Và kênh rạch chằng chịt nên hàng năm vùng đất này được phù sa bồi đấp rất phù hợp cho nuôi trồng thuỷ hải sản và trồng nhiều loài cây ăn trái. Khí hậu Tiền Giang được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoản 27•C nên tạo không khí ấm áp quanh năm, thuận lợi phát triển du lịch.

Tiền Giang có thế mạnh về các điểm di tích lịch sử như: Rạch Gầm- Xoài Mút, Ấp Bắc, Ba Rài, Chùa Vĩnh Tràng, Chùa Bửu Lâm,di tích khảo cổ Gò Thành. Tiền Giang còn làm đẹp mình hơn bởi các vườn trái cây triễu quả tại cù lao Thới Sơn, Ngũ Hiệp; bởi vê đẹp của khu sinh thái Đồng Tháp Mười, biển Tân Thành, chợ nổi Cái Bè...

Yếu tố tạo nên thuận lợi của du lịch Tiền Giang là mạng lưới giao thông hoàn chỉnh với tuyến đường bộ qua cầu Bắc Mỹ Thuận, thômg tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh khác tại vùng đồng bằng sông cửu long. Cầu Rạch Miễu Bắc qua Bến Tre vừa khánh thành vào năm 2009. Riêng đường thuỷ với trục chính là sông Tiền tạo khu trung chuyển từ các tỉnh Miền Tây đến các tỉnh Miền Đông. Điều đó góp phần tạo nên thế mạnh về tiềm năng du lịch Tiền Giang hiện tại và cả Tương lai

 

ĐIỂM THAM QUAN - DU LỊCH TIỀN GIANG KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI ĐẾN TIỀN GIANG

Tiền Giang nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, đan xen nhau đã tạo nên nhiều cù lao trên sông và những vườn cây ăn trái xanh tươi bốn mùa. Ngoài ra, với nguồn tài nguyên nhân văn thể hiện ở lối sống chân chất, nhiệt tình, mến khách và nét sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc trưng của vùng sông nước miệt vườn ĐBSCL, có nhiều ưu thế và thuận lợi cho hoạt động du lịch, thu hút sự hấp dẫn theo hướng du lịch sinh thái và du lịch văn hoá.

1. Khu du lịch cù lao Thới Sơn

Cù lao Thới Sơn thuộc xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang hay còn gọi là cù lao Lân nằm trong nhóm tứ linh: Long, Lân (tỉnh Tiền Giang) và Qui, Phụng (tỉnh Bến Tre), cù lao có diện tích hơn 1.200ha, dân số khoảng 6.000 dân, nằm ở giữa dòng hạ lưu sông Tiền. Không chỉ quanh năm cây lành, trái ngọt, phù sa màu mỡ mà Thới Sơn. Nơi đây, cách nay hơn 230 năm, vào mùa xuân năm 1785 vua Quang Trung - Nguyễn Huệ đã lập nên chiến công oanh liệt với chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã phá tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

Từ thành phố Mỹ Tho, chỉ cần khoảng 15 phút du thuyền trên sông Tiền, du khách sẽ đến với Khu du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn. Du khách sẽ khó quên khi xuống những chiếc đò chèo xuôi theo những con rạch ngoằn ngoèo giữa hai hàng dừa nước, thủy liễu ven bờ luôn nghiêng mình đón chào, hoặc đi tản bộ dưới những vườn cây ăn trái xanh tươi, mát rượi; thưởng thức trái cây đặc sản, các món ăn đậm đà chất Nam bộ.

Du khách cũng có thể đến cù lao Thới Sơn bằng đường bộ qua cầu Rạch Miễu. Từ Thới Sơn cũng rất thuận lợi để đến tham quan các điểm du lịch, di tích lịch sử - văn hóa như: di tích chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút, Ấp Bắc, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, chùa Vĩnh Tràng, trại rắn Đồng Tâm,…. Năm 2013 Chính phủ đã phê duyêt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" công nhận cù lao Thới Sơn là Khu du lịch quốc gia.

 Cù lao Thới Sơn được khai thác du lịch rất sớm, từ những năm 1988. Do đặc thù vùng sông nước, miệt vườn nên các doanh nghiệp du lịch đã liên kết với các hộ nhà vườn để đầu tư khai thác du lịch sinh thái. với chương trình tham quan một ngày tại Khu du lịch Thới sơn, quý khách sẽ có cái nhìn khách quát về sinh thái, văn hóa của cư dân vùng miền Tây sông nước. Quý khách có thể trãi nghiệm cảm giácđi đò chèo trên kênh rạch len lõi trong những hàng dừa nước và vườn cây ăn trái xanh mát, thưởng thức các loại trái cây đặc sản, và đặc biệt quý khách sẽ được thưởng thức đờn ca tài tử Nam Bộ được xem là món ăn tinh thần đặc trưng của vùng đất này và đã được tổ chức UNESCO công nhận là “di sản văn hóa thế giới vào năm 2013, tham gia tát mương bắt cá, trải nghiệm ẩm thực dân dã, tham quan sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ hoặc tham quan cù lao bằng xe ngựa, xe đạp, xe điện,.… nghỉ đêm tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa truyền thống người dân vùng sông nước Nam bộ, vào những đêm có ánh trăng sẽ cảm nhận được không khí yên bình, êm ả của cù lao giữa dòng sông lấp lánh.

Ngoài ra du khách cón có thể kết hợp tham quan các điểm du lịch xung quanh khu vực như:Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa cổ đặc trưng của vùng đất này với lối trúc đặc trưng kết hợp văn hóa Đông – Tây; Trại rắn Đồng Tâm hay là trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến nguồn dược liệu từ rắn lớn nhất cả nước; Di tích văn hóa Óc Eo Gò Thành nơi lưu giứ chứng tích văn hóa cổ xưa của vùng đất này; Di tích chiến thắng lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút nơi người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ  đã tiêu diệt gần 5 vạn quân sang xâm lược nước ta.

2.Khu du lịch Cái Bè

Khu du lịch Cái Bè bao gồm khu sinh thái cù lao Tân Phong, chợ nổi Cái Bè, làng cổ Đông Hòa Hiệp, các làng nghề truyền thống tại Cái Bè.

a) Cù lao Tân Phong: Tân Phong là một xã cù lao nằm giữa sông Tiền thuộc địa phận huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, cách chợ nổi Cái Bè khoảng 10 phút đi thuyềm. Được phù sa bồi đắp, nước ngọt quanh năm, Tân Phong có vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế vườn cũng như nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.Với diện tích trên một ngàn ha, bãi bồi, kinh mương bao quanh, với khí hậu trong lành, mát mẻ, từ lâu Tân Phong đã trở thành “điểm đến” của các tour du lịch sinh thái.

Với những vườn cây trái sum xuê, đến đây quý khách sẽ quên đi mùi khói bụi của đô thành, thấp thoáng đó đây những mái nhà xinh xinh ẩn hiện trong vườn cây rậm rạp, một con rạch nhỏ hiền hòa vắt qua giữa lòng cù lao. Quý khách sẽ len lõi trên những chiếc xuồng ba la hay tản bộ quanh những khu vườn cân ăn trái trĩu quả; thưởng thức trái cây tại vườn và nghe chính người con vùng đất cù lao phục vụ những bài hát tài tử và thưởng thức những món đặc sản tại cù lao.

b) Chợ nổi Cái Bè:Chợ nổi nằm trên đoạn sông Tiền, giáp ranh giữa 3 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long; cách trung tâm TP Mỹ Tho 46 km về phía Tây. Với hệ thống sông rạch chằng chịt, đặc biệt là sự giao nhau của những nhánh sông đã tạo nên vùng sông nước rộng lớn nối với sông Tiền mà người dân địa phương quen gọi là vàm Cái Bè. Từ năm 1986, người dân trong vùng và các vùng lân cận đã tập hợp về  đây để  trao  đổi , mua bán những sản phẩm của địa phương, dần dần biến vàm Cái Bè thành một khu chợ trên sông mà cư dân quanh vùng quen gọi là Chợ nổi Cái Bè. Ngày nay, Chợ nổi Cái Bè là một trong những chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ.

 Đến chợ nổi Cái Bè, du khách được chứng kiến nếp sống thương hồ của cư dân sống bằng nghề mua bán trên sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chợ nổi hình thành trên đoạn sông từ vàm sông Cái Bè đến ngã ba nhà thờ Cái Bè. Khu vực này hoạt động rất nhộn nhịp, suốt ngày, hàng ngày thường xuyên có trên 100 ghe, thuyền neo đậu để mua bán (vào những ngày cao điểm số lượng tăng hơn nhiều). Ngoài ra còn có nhiều thuyền nhỏ lưu động cung cấp các dịch vụ ăn uống, giải khát và các sản phẩm phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt hàng ngày cho các gia đình sống trên sông.

Chợ nổi hoạt động nhộn nhịp vào lúc sáng sớm và tản dần lúc trưa, nhưng suốt ngày vẫn còn hoạt động. Cùng với sự phát triển của ngành Du lịch, Chợ nổi Cái Bè đã trở thành địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan tìm hiểu về nét sinh hoạt đặctrưng của cư dân vùng sông nước Nam bộ.

Hiện nay, các Công ty du lịch của tỉnh Tiền Giang đã xây dựng các tour du lịch đến Chợ nổi Cái Bè kết hợp tham quan làng nghề truyền thống, vườn cây ăn trái, trải nghiệm nghỉ đêm ở làng cổ Đông Hòa Hiệp (homestay),…

Chợ nổi Cái Bè mang nét duyên của miền quê thuần chất miệt vườn. Đến đây, du khách sẽ được ngắm nhìn những dãy phố nằm dọc theo bờ sông và được làm quen với cách mua bán hàng khá ấn tượng. Người dân treo các món hàng của mình lên một cây sào còn gọi là cây bẹo và cắm ở đầu mũi thuyền để giới  thiệu  cho  người  mua  dễ  nhận  biết . Chính những nét đặc trưng ấy đã khiến Chợ nổi Cái Bè thu hút khách du lịch ngày càng đông. Cái thú để du khách khi tham quan Chợ nổi là vừa chiêm ngưỡng vẻ huyên náo của chợ nổi vừa ngắm nhìn dãy phố thị trấn Cái Bè soi mình bên dòng sông hiền hòa.

c) Làng cổ Đông Hòa Hiệp:Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, cách trung tâm TP Mỹ Tho 46km và nằm ở vùng hạ lưu sông Mekong. Hình thành từ năm 1732 thời Chúa Nguyễn, từ chứng tích là lỵ  sở của  dinh Long Hồ. Làng Đông Hòa Hiệp đã qui tụ nhiều ngôi nhà được xây cất bằng các loại gỗ quý có mái lợp ngói, cao và rộng theo kiến trúc Phương Đông lẫn Phương Tây, nằm ẩn mình bên những dòng sông, vườn cây ăn trái thoáng mát, đã góp phần tạo ra diện mạo kiến trúc và cảnh quan nổi trội của làng so với các địa phương khác, từ cuối thế kỹ 19 và đầu thế kỷ 20.

Cùng với làng Đường Lâm ở Hà Nội và làng Phước Tích ở Huế, làng Đông Hòa Hiệp là một trong 3 ngôi làng cổ ở Việt Nam đã được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn để thực hiện Dự án "Hỗ trợ Phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững tại Việt Nam, thông qua du lịch di sản" Trong làng có 10 ngôi nhà cổ, 3 ngôi chùa và 1 ngôi đình làng. Nhiều ngôi nhà cổ được bảo tồn, tôn tạo và đã tồn tại hơn 100 năm. Đặc biệt ngôi nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt có niên đại trên 150 năm hiện thu hút nhiều du khách đến tham quan, trãi nghiệm.

Bên trong các ngôi nhà cổ, trên các bộ kèo, xiên, trính và trên các vách cửa, được chạm khắc, trang trí các hoa văn rất tinh xảo. Độc đáo nhất là bộ bao lam được chạm lọng các loài cây tùng, cúc, trúc, mai được cách điệu hài hòa, các bức hoành phi, liển đối được chạm trổ, khảm xà cừ rất công phu, với các họa tiết mềm mại, uyển chuyển đã thể hiện trình độ mỹ thuật rất cao của người xưa. Ngoài ra còn có nhiều vật dụng bằng gỗ, gốm sứ, đồng như: tủ thờ, bàn ghế, bình, đĩa, tách, lư hương, tượng, rất thẩm mỹ và có giá trị quý hiếm được bảo tồn.

Đặc biệt, tại Làng cổ Đông Hòa Hiệp đã diễn ra 2 lần Lễ hội du lịch (lần thứ I năm 2013 và lần thứ II vào năm 2015). Lễ hội lần thứ III sẽ được tổ chức vào ngày 14/10 ÂL (vào ngày Rằm tháng Mười, cũng là ngày cố định để tổ chức các kỳ lễ hội sau nầy). Đây là lễ hội được tổ chức 2 năm/lần, với nhiều hoạt động mang bản sắc văn hóa truyền thống, dân gian, hứa hẹn thu hút đông đảo khách du lịch.

Đến với làng cổ du khách sẽ cảm nhận được lòng mến khách, thật thà của cư dân vùng sông nước, miệt vườn Nam bộ. Du khách được nghỉ đêm trong những ngôi nhà cổ (homestay), trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng; được tham quan chợ nổi Cái Bè, làng nghề truyền thống, các khu vườn cây ăn trái ven sông,...với không khí trong lành, hòa quyện cùng không gian yên bình, càng làm tăng thêm sức hấp dẫn khi đến với di sản văn hóa làng cổ Đông Hòa Hiệp.

d) Các làng nghề truyền thống tại Cái Bè:

Nghề làm bánh cốm: Nghề này đã có từ rất lâu và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Cái Bè. Khu làng nghề làm bánh cốm tọa lạc tại ấp An Ninh, xã Ðông Hòa Hiệp, Cái Bè. Ðể làm được bánh cốm phải trãi qua nhiều công đoạn sau: rang cốm (hay nổ cốm), nấu gia vị, cuối cùng là công đoạn trộn cốm và đóng gói. Tùy theo khẩu vị và đơn đặc hàng mà người thợ trộn thêm hương vị của sầu riêng hoặc vani để làm tăng thêm vị thơm ngon cho cốm Cái Bè.

Bánh cốm tại Cái Bè gồm nhiều loại nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách gồm: cốm mì, cốm nếp, cốm gạo, cốm bắp. cốm Cái Bè có mặt trên thị trường với những thương hiệu nổi tiếng như: cốm Ngọc Lợi, cốm Cái Bè.đã từ lâu chinh phục được khẩu vị của nhiều người.

Nghề làm bánh phồng:Nghề làm bánh phồng ở Cái Bè đã có từ năm 1940, chủ yếu sản xuất để tiêu thụ trong những dịp lễ Tết. Về sau nghề làm bánh phồng ngày càng phát triển về quy mô cũng như về thị trường tiêu thụ. Hiện nay ở tại khu 4 thị trấn Cái Bè và ấp An Hiệp xã Ðông Hòa Hiệp có khoảng trên 400 hộ sản xuất ra loại bánh phồng trong đó có các thương hiệu từ lâu đã được sự tin dùng của khách hàng như: Ông Mập, Hải Ký, Ba Mập, Thanh Tuyền.

Nguyên liệu chính để làm bánh phồng là khoai mì, dừa có sẵn tại địa phương với các loại công cụ còn thô sơ lúc ban đầu dần dần đã được thay thế bằng máy, để nhằm tăng năng suất đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Hầu như trong những chương trình du lịch khi được tổ chức đến Cái Bè đều họn điểm dừng là những làng nghề này. Ngoài việc khách được thưởng thức những đặc sản văn hóa địa phương mà du khách còn được tận mắt chứng kiến nhưng món đặc sản này bởi khả năng điêu luyện của những người nghệ nhân lành nghề lâu năm thực hiện.

3.Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười

Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười (Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười) thuộc huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang, cách TP Mỹ Tho khoảng 30 km về hướng Tây Bắc. Nơi đây có hệ sinh thái vùng ngập nước độc đáo, với các loại thực vật đặc hữu như: tràm gió, bàng, lác, đưng, sậy,....và cũng là vương quốc của các loài động vật hoang dã như: rùa, rắn, gà nước, le le, chằng nghịt, cò, ong mật, cá,…

Được thành lập vào năm 2000, với khu trung tâm là 107 ha rừng tràm và vùng đệm xung quanh có diện tích 1.800 ha. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn, nuôi dưỡng, chăm sóc các loài động, thực vật thiên nhiên thì Khu bảo tồn sinh thái còn là nơi tham quan, du lịch lý tưởng cho du khách.

Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười  kết hợp các điểm tham quan như nông trường trồng khóm Tân Lập, di tích chiến thắng Ấp Bắc, đình Long Hưng, làng nghề dệt chiếu Long Định,....du khách sẽ cảm nhận sự thanh bình của thiên nhiên và tình cảm chân chất của người dân vùng đồng bằng Nam bộ. Hiện nay, khu bảo tồn đã dẫn dụ và bảo tồnđược các loài động, thực vật quí mang tính đặc thù của vùng sinh thái ngập phèncũng như của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phong cảnh rừng tràm, cánh đồng khóm mênh mông, thanh bình với không khí trong lành và người dân chân chất, mộc mạc. Với cuộc sống thiên nhiên dân dã, các món ăm đồng quê như cá lóc nướng trui, canh chua bông súng, đến các món ăn chế biến từ đặc sản quê nhà: gà, vịt xiêm, cá, tép, bầu, bí,…được dịp tận hưởng hương vị đậm đà của sản vật miền quê. Bên cạnh là Thiền viện Trúc Lâm Chánh giác, có qui mô 30 ha, vừa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng vừa đáp ứng nhu cầu tham quan của nhân dân và du khách trong, ngoài nước. Đây sẽ là điểm du lịch mang nét đặc trưng riêng, kết hợp giữa chốn tôn nghiêm thanh tịnh với vùng sinh thái dân dã, thanh bình của rừng ngập nước Đồng Tháp Mười

 

5.KHU DU LỊCH BIỂN TÂN THÀNH

khu du lịch biển Tân Thành thuộc huyện Gò Công Đông, cách thành phố Mỹ Tho khoản 50km về hướng đông, theo quốc lộ 50. So với Biển Nha Trang, Vũng Tàu, Mũi Né thì biển Tân Thành không phải là một bãi tắm lý tưởng. Tuy nhiên biển Tân Thành có những điểm thú vị rất riêng để thu hút khách đến đây. Vào mỗi buổi hoàng hôn khi thuỷ triều xuống để lọi cái bãi cát đen mịn rộng mênh mong, nhìn ra xa du khách sẽ bắt gặp những vệt đen lấm tấm nhấp nhô, đó là những nhóm người chia nhau đi cào nghiêu, bắt ốc. Thú vị nhất là khi người dân thu về chiến lợi phẩm. Nghiêu luột ăn tại chỗ rất ngọt thịt và thơm ngon. Ngoài ra . Sam cũng là loại hải sản rất được người dân địa phương chú ý đến. Để thoả thú săn bắt , du khách có thể đi theo người dân nơi đây  săn các chú sam nằm vùi dưới cát. Bãi biển Tân Thành nên thơ hơn với chiếc cầu tàu dài 300m vươn ra tận biển . Đây là nơi du khách rất thích đến khi ra biển Tân Thành. Trong cái gió lồng lộng của biển, ngắm nhìn mặt trời từ từ nhô lên để bắt đầu một ngày mới, chúng ta sẽ thấy lòng nhẹ nhàng và thanh thản hơn.

     6 TRẠI RẮN ĐỒNG TÂM

Đại chỉ: Bình Đức, Châu Thành

Trại rắn Đồng Tâm hay còn gọi là xí nghiệp dược phẩm Quân khu 9 là địa điểm du lịch của tỉnh Tiền Giang dành riêng cho những người yêu con giáp thứ 6. Đây là một trong những trại nuôi rắn lớn nhất Việt Nam và cũng được được xem như một bảo tàng về rắn đầu tiên ở nước ta, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu.

Địa điểm du lịch Tiền Giang này là mái nhà của nhiều loại rắn quý hiếm (Ảnh ST)

Địa điểm du lịch Tiền Giang này là mái nhà của nhiều loại rắn quý hiếm (Ảnh ST)

Khách du lịch sẽ được tận mắt nhìn thấy những 400 chủng loại rắn, từ loài rắn hiền lành không độc, đến các loài rắn cực độc. Rắn tại đây được nuôi thả tự do, gồm 3 khu vực phù hợp với tính chất mỗi loài: khu vực nuôi theo kiểu đảo hồ nước, khu vực nuôi rắn độc và khu vực nuôi trăn.

7 . Vườn cây trái Vĩnh Kim

Địa chỉ: huyện Châu Thành

Những vườn cây trái sai quả đã trở thành thương hiệu riêng của những tỉnh miền Tây như Tiền Giang. Không gian xanh mát, không khí thoáng đãng, lại còn được thưởng thức hoa quả tươi ngon ngay tại vườn, ai lại nỡ chối từ một trải nghiệm “đẹp mắt, no bụng” như thế? 

 

Vú sữa là loài cây được đánh giá là đáng thử nhất khi đến vườn trái cây Vĩnh Kim

Vú sữa là loài cây được đánh giá là đáng thử nhất khi đến vườn trái cây Vĩnh Kim

 

Vĩnh Kim là đất mẹ của nhiều loại trái cây ăn quả nhưng được ưu ái nhất có lẽ là vú sữa. Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim với những trái căng, vỏ mọng, vị ngọt ngào thơm ngon là niềm tự hào của người dân Vĩnh Kim nói riêng và Tiền Giang nói chung.

 

8 . CẦU MỸ THUẬN:

Nhịp cầu nối đôi bờ. Vào thời điểm khánh thành năm 2000,cầu Mỹ Thuận được xem là cây cầu hiện đại bậc nhất và là cầu dây văng lớn nhất Việt Nam. Cầu Mỹ Thuận có tổng chiều dài 1.535m,hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp , phần cầu chính chia làm 3 nhịp, mặt cầu rộng 24m. Cầu Mỹ Thuận đã trở thành cây cầu thế kỷ với sự góp mặt của các chuyên gia ,kỹ sư, công nhân của hai nước Việt Nam và Australia. Chiếc cầu đã nối liền đôi bờ Tiền Giang và Vĩnh Long từ hơn 22 năm qua và mang lại ý nghĩa rất lớn về kinh tế , đặc biệt là góp phần đem đến hình ảnh du lịch đẹp đẽ mà người dân trong cả nước đeu háo hức một lần được đặt chân trên chiếc cầu này.

Đến Tiền Giang, bạn nhớ ghé thăm cầu Mỹ Thuận vào buổi sáng để ngắm nhìn kiến trúc dây văng độc đáo và ghi lại những shot hình thật chất tại đây nhé!

 

9. CHÙA VĨNH TRÀNG:

Chùa Vĩnh Tràng là một trong những ngôi chùa đẹp của Việt Nam. Chùa tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trựcthành phố Mỹ Tho, đây là ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ. Vào đầu thế kỷ 19, dưới triều vua Minh Mạng chùa được ông bà Bùi Công Đạt xây dựng để tu hành. Năm 1849, sau khi ông đạt quy tiên, Hòa  thượng Thích Huệ Đăng trụ trì  đã  tu bổ xây dựng thành  ngôi đại tự,

                      Mặt tiền chùa Vĩnh Tràng

cột gỗ, mái ngói và đặt tên là chùa Vĩnh Tràng với ngụ ý chùa được bền vững như trời – trăng – sông – núi.

Năm 1907, Hòa thượng Chánh Hậu đã cho trùng tu, tôn tạo lớn, đặc biệt là mặt tiền và sân khu thiên tĩnh. Chùa được xây cất do công trình kiến trúc của nhiều người, trong nhiều năm, được kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu; nhưng chùa vẫn mang đậm nét kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam. Chùa Vĩnh Tràng được kiến trúc theo dạng chữ Quốc, gồm 4 gian nối tiếp nhau (tiền đường, chánh điện, nhà tổ và nhà hậu) rộng 14.000, dài 70 m, rộng 20 m, xây bằng xi măng và gỗ quý.

       Chính điện được bài trí trang nghiêm; trước chánh điện có 2 cột gỗ lớn, chạm rồng nổi rất công phu. Trong chùa còn bảo tồn trên 60 tượng phật bằng gỗ, đồng, đất nung và xi măng; nhưng đa số tượng bằng gỗ, tất cả được thếp vàng óng ánh và được tạo tác vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Riêng 3 tượng đồng (Di đà, cao 98 cm, Quan Âm và Thế Chí cao 93 cm) được tạo giữa thế kỷ 19. Đặc biệt, chùa còn giữ được một chuông đồng lớn, đúc vào năm 1854, từng bị thất lạc nhiều năm trong chiến tranh và bộ Thập bát La hán với nhiều dáng vẻ khác nhau, rất sống động, là những tác phẩm tượng tròn độc đáo được các nghệ nhân Nam Bộ tạc vào những năm đầu thế kỷ 20. Ngoài ra trong chùa hiện nay còn hơn 20 bức tranh sơn thủy rất giá trị, mang đậm nét dân gian Việt Nam, in hình "mai, lan, cúc, trúc", hình phong cảnh Việt Nam rất nên thơ. Điều đáng chú ý là trong chùa còn có nhiều bao lam được chạm trổ công phu và những bức hoành phi, câu đối được khắc chữ nổi, thếp vàng, được khắc từ 1851 đến nay vẫn còn khá đẹp.

  Năm 1932 hai cổng Tam quan chùa được xây dựng tựa như 2 lâu đài rất tinh xảo, được ghép bằng vô vàn mảnh sành, sứ. Trên lầu của 2 cổng Tam quan có tượng của Hòa thượng Chánh Hậu (1852-1923) và Hòa thượng Lê Ngọc Xuyên (1874-1939), cùng với nhiều hình tượng, hoa trái, chim thú, sự tích nhà Phật và sự tích dân gian phong phú, độc đáo, trông cổ kính và rất đẹp.

 

 

Tượng Phật Thích Ca và Phật Di Lặc                    Bên trong Chánh điện

Gần đây, chùa đã xây dựng thêm 3 tượng Phật lớn: tượng Phật đứng, Phật ngồi và Phật nằm trong khuôn viên chùa, trông rất trang nghiêm, thanh tĩnh.

Năm 1984 chùa Vĩnh Tràng đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

10. vườn hoa Mãn Đình Hồng

Địa chỉ: ấp Phước Thuận, Phước Thạnh, Châu Thành

Với diện tích 1,1 ha, vườn hoa Mãn Đình Hồng  gồm nhiều chủng loại hoa khác nhau như: hướng dương, hoa cải, mãn đình hồng, cosmos… được trồng theo từng luống, xen kẽ với nhau, tạo thành một cánh đồng hoa đầy màu sắc.

 

Cánh đồng hoa hướng dương gây sốt như trong bô phim “Nhắm mắt thấy mùa hè”

 

Vườn hoa Mãn Đình Hồng nằm cách ngã ba Trung Lương hơn 3 km theo hướng Mỹ Tho đi Mỹ Thuận, nằm gọn giữa những vườn cây ăn trái của ấp Phước Thuận, xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho. Trước đây vườn hoa chỉ mở phục vụ khách từ dịp tết Nguyên Đán tới kì nghỉ lễ 30/4, 1/ 5, tuy nhiên, ngày càng có nhiều loài hoa mới được chủ vườn thử nghiệm theo mùa và thu được kết quả khả quan. Vì thế, vườn hoa Mãn Đình Hồng đang dần chứng minh khả năng hút khách lớn bên cạnh các địa điểm du lịch Tiền Giang khác.

11.Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Địa chỉ: thị xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước

Thiền viện gần giống thiền viện Trúc Lâm ở Đà Lạt nhưng lớn hơn nhiều; đặc biệt vì ở vùng trũng Đồng Tháp Mười nên phải làm trên hệ thống đê bao cao 3,7m để ngăn lũ dâng.

 

Khu nhà chính đường nổi bật của thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Khu nhà chính đường nổi bật của thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

 

Thiền viện có tổng diện tích 50 hecta bao gồm 30 hecta ban đầu và được người dân hiến tặng thêm 20 hecta với kiến trúc 4 thánh tích Phật giáo theo mô hình truyền thống các thiền viện hệ phái Trúc Lâm Yên Tử

Dù công Thiền Viện hiện vẫn còn đang được xây dựng song vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba mỗi tháng, Thiền viện đều tổ chức sinh hoạt đạo tràng với khá đông phật tử gần xa tham dự, bao gồm các hoạt động: Tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền. Bên cạnh đó, định kỳ 2 tháng/lần, Thiền viện còn tổ chức lễ truyền tam quy, ngũ giới cho Phật tử. Ngoài ra, Thiền viện còn thường xuyên tiếp khách thập phương trong và ngoài tỉnh đến tham quan.

12 . MIỆT VƯỜN CÁI BÈ

Địa chỉ: nằm dọc theo bờ Bắc của sông Tiền, thuộc huyện Cái Bè.

So với các miệt vườn ở miền Tây, miệt vườn Cái Bè thuộc hạng “phong phú vào bậc nhất”, trái cây có 4 mùa, mùa nào thức ấy nên du khách đến Cái Bè dù ở mùa nào cũng đầy ắp nhiều loại trái cây chín thơm ngon.

 

Miệt vườn Cái Bè là nguồn cung cấp hoa quả dồi dào cho chợ nổi

Miệt vườn Cái Bè là nguồn cung cấp hoa quả dồi dào cho chợ nổi

 

Cái Bè là vựa trái cây lớn bậc nhất của đồng bằng sông Cửu Long, vi thế nếu có dịp nhớ ghé qua đây tận hưởng vị ngon của cây trái miền Nam nhé. Đây là một trong những địa điểm du lịch sinh thái được yêu thích nhất tại Tiền Giang đấy!

 

13 . DI TÍCH LỊCH SỬ ẤP BẮC:

Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú (thị xã Cai Lậy, Tiền Giang) cách trung tâm TP Mỹ Tho khoảng 21km về hướng Tây.

 

                                                  Tượng 3 chiến sĩ gang thép

Ấp Bắc thuộc xã Tân Phú (thị xã Cai Lậy, Tiền Giang) cách trung tâm TP Mỹ Tho khoảng 21km về hướng Tây. Là một địa danh được cả nước và nhân dân tiến bộ trên thế giới biết đến, không phải là danh lam thắng cảnh, mà chính nơi đây đã diễn ra trận đánh vang dội. Trận đánh mà Mỹ - ngụy tập trung lực lượng tối đa, sử dụng phương tiện  chiến  tranh  hiện đại với chiến thuật tân kỳ, với cố vấn Mỹ và các tên tay sai quyết chống phá cách mạng, nhằm nghiền nát Ấp Bắc và tiêu diệt quân chủ lực của cách mạng Miền Nam. Vào ngày 02/01/1963, với 200 tay súng, quân và dân Ấp Bắc đã đánh bại hơn 2.000 quân địch có máy bay, xe tăng, tàu chiến yểm trợ và cố vấn Mỹ chỉ huy, đã bẻ gãy 2 chiến thuật tân kỳ mà Mỹ áp dụng trong chiến tranh đặc biệt là "trực thăng vận" và "thiết xa vận" báo hiệu sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm cùng chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.

Sáng sớm ngày 02/01/1963, địch mở cuộc càn quét do Bộ Tư lệnh sư đoàn 7 và Chiến đoàn bảo an thuộc tiểu khu Định Tường đảm trách. Cuộc càn quét diễn ra trong phạm vi xã Tân Phú để bao vây diệt trung đội địa phương của ta mà chúng phát hiện được; lực lượng của ta chỉ có đại đội 1 tiểu đoàn 514 và đại đội 1 tiểu đoàn 261. Lúc 5 giờ sáng ngày 2/1/1963, địch chia làm 2 cánh quân tiến vào Ấp Bắc bị ta chặn đánh buộc chúng phải gọi tăng viện. Cùng thời gian này, trận địa công binh của ta dùng thủy lôi đánh chìm một tàu tại vàm Kinh 3 và bắn hỏng 2 chiếc khác. Đến 9g30 bọn chúng đã cho trực thăng đổ bộ xuống Ấp Bắc; dưới sự chỉ huy của đại đội trưởng Bảy Đen, ta đã bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch có cả trực thăng và xe M113 yểm trợ. Đến chiều tối, sau nhiều đợt tấn công thất bại quân địch đã rút khỏi trận địa. Kết quả chúng đã thất bại thảm hại, với: 450 tên chết và bị thương, trong đó có 10 cố vấn Mỹ; 3 xe lội nước M 113 bị tiêu diệt; 8 máy bay trực thăng bị bắn rơi; 1 tàu chìm và 2 chiếc tàu khác bị hỏng.

Hiện nay, Khu di tích là một quần thể kiến trúc nằm trong khuôn viên gần 3 ha bao gồm: nhà trưng bày, khu tái hiện hoạt động của quân và dân Ấp Bắc trong chiến đấu, tượng đồng 3 chiến sĩ gang thép, khu trưng bày những chiến lợi phẩm sau trận đánh: xe bọc thép, máy bay lên thẳng, pháo 105 ly; khu mộ 3 chiến sĩ gang thép: Nguyễn Văn Đừng, Đỗ Văn Trạch và Hùng (không biết họ); nhà quản trang, xen kẻ là vườn hoa lúc nào cũng khoe sắc và toả hương thơm ngát.  

  

Chiến lợi phẩm sau trận đánh                 Tái hiện cơ sở chế tạo vũ khí

Có lẽ ấn tượng nhất trong khuôn viên là tượng đồng 3 chiến sĩ gang thép cao sừng sửng, nặng 18 tấn: người cầm súng, người cầm thủ pháo hiên ngang đứng trên xe tăng địch, hình ảnh uy nghi của các anh như đưa chúng ta trở về cảnh súng nổ, bom rền hơn 50 năm về trước. Chiến thắng Ấp Bắc là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Tiền Giang và dân tộc ta. Đã nói lên ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam, sức mạnh vô địch của chiến tranh nhân dân.

Ngày 7/1/1993 di tích lịch sử Ấp Bắc đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia.

14 . DI TÍCH LỊCH SỬ RẠCH GẦM XOÀI MÚT:

 

Di tích chiến thắng lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút tọa lạc tại xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang, nằm bên bờ sông Tiền, cách thành phố Mỹ Tho chừng 12km
 
 

Di tích chiến thắng lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút tọa lạc tại xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, Tiền Giang, nằm bên bờ sông Tiền, cách thành phố Mỹ Tho chừng 12km về phía Tây và nằm trên tỉnh lộ 864, Khu di tích chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút là một công trình kỷ niệm ghi dấu chiến công chống ngoại xâm của nhân dân xứ Đàng Trong. 

         Rạch Gầm – Xoài Mút là 2 nhánh sông nhỏ đổ vào sông Tiền, một nhánh lớn của dòng sông Cửu Long (Mekong). Năm 1784 nhận được sự cầu viện từ Nguyễn Ánh, vua Xiêm đã nhanh chóng cử Chiêu Tăng và Chiêu Sương đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt bằng cả hai ngã thủy, bộ.  Được tin quân Xiêm hoành hành, tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đã kéo quân vào Nam đóng tại Mỹ Tho đại phố, chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 7km, rộng từ 1 - 2 km, nơi giữa sông có cù lao Thới Sơn với cây cối rậm rạp rất thuận tiện cho việc giấu quân và mai phục để làm điểm quyết chiến.

Đêm 19 rạng 20 tháng 1/1785 (mùng 9 - 10 tháng 12 năm Giáp Thìn) lợi dụng thủy triều trôi theo dòng sông, Chiêu Tăng đã chủ động tấn công Mỹ Tho đại phố với ý đồ phá vỡ đội thuyền của quân Tây Sơn. Tương kế tựu kế, quân Tây Sơn đã giả thua rút chạy để nhữ địch lọt vào trận địa mai phục Rạch Gầm - Xoài Mút. Khi pháo lệnh của quân Tây Sơn nổ vang cũng là lúc Nguyễn Huệ đã cho khóa chặt ở đầu và đuôi, pháo hỏa hổ ở hai bờ đã nã đạn tới tấp, cùng lúc đó đội thuyền cảm tử quân chở đầy rơm cùng những vật liệu dễ cháy đã đâm thẳng vào thuyền giặc. Bị đánh bất ngờ, toàn bộ thuyền chiến của quân Xiêm bị nhấn chìm chỉ trong một đêm, 5 vạn quân Xiêm chỉ còn vài ngàn thoát nạn,  Nguyễn Ánh may mắn được Mạc Tử Sanh bảo vệ trốn sang Xiêm, còn Chiêu Tăng, Chiêu Sương nhảy lên bờ tìm đường trở về Xiêm. Trận thủy chiến lớn nhất trong lịcgh sử của xứ Đàng Trong và là trận thủy chiến lớn nhất trong 5 thế kỹ của dân tộc ta sau chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, đã toàn thắng.

Hiện nay, Khu di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút có một vị trí khá đẹp và thoáng mát bên bờ sông Tiền hiền hòa, nằm ngay cạnh tỉnh lộ 864 nên rất thuận tiện cho du khách đến cả bằng đường bộ lẫn đường thủy. Với tổng diện tích hơn 2ha, khu di tích gồm tượng đài anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, hai nhà trưng bày và một ngôi nhà cổ Nam bộ.

- Tượng đài anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ nằm ngay trung tâm của di tích. Tượng làm bằng đồng nặng 20 tấn, cao hơn 8 mét, được đặt trên bệ cao mô phỏng hình chiến thuyền. Tượng vị anh hùng trong tư thế rút gươm rất uy dũng; bên cạnh ông là một binh sĩ đang giương cung và một người dân bản địa đang chèo thuyền tạo thành một thể thống nhất hài hòa.

- Nhà trưng bày số 1: trưng bày dãy tranh ghép gốm và nhiều hiện vật có  liên quan đến trận đánh.

- Nhà trưng bày số 2: trưng bày bộ sưu tập hiện vật về Rạch Gầm - Xoài Mút, có khoảng 546 hiện vật lớn nhỏ bao gồm những phương tiện sử dụng và vũ khí của cả hai bên.

- Nhà cổ Nam Bộ: 3 gian, 2 chái, 48 cột gỗ căm xe, mái ngói âm dương, có diện tích 225 m2. Trong nhà các vật dụng được xếp đặt nhằm tái hiện lại cuộc sống những người dân phú nông của đất Nam Bộ xưa.

 

     Bức tranh mô tả trận đánh                    Nhà cổ Nam bộ trong khu di tích

Ngày 2/12/1992 di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích cấp quốc gia và đến ngày 31/12/2014 đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia đặc biệt.

15. DI TÍCH LỊCH SỬ NAM KỲ :

 Đình Long Hưng tọa lạc tại ấp Long Thạnh, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho 14 km về hướng Tây. Đình Long Hưng được xây dựng cách đây hơn 160 năm, lúc đó được gọi là Miễu Chánh để thờ cúng các vị Thành Hoàng Bổn Cảnh, những người có công lập làng, lập ấp. 

                                       Di tích Nam Kỳ Khởi Nghĩa

 Ngoài ra, đình còn thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt - một công thần của  triều  Nguyễn , tượng  vàbức chân dung của Ông được đặt trong đình. Đình Long Hưng là nơi Ủy ban khởi nghĩa Nam Kỳ chọn làm Tổng hành dinh, trụ sở của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Mỹ Tho. Tại đây, lá cờ đỏ sao vàng năm cánh được treo cùng cờ búa liềm đã tung bay phất phới ngày 23 tháng 11 năm 1940. Từ những năm 1927-1929, Long Hưng đã có tổ chức Cách mạng đồng chí hội, năm 1930 Long Hưng là xã đầu tiên có Chi bộ Đảng ở Tiền Giang.

Đêm 22 rạng sáng ngày 23/11/1940, lần đầu tiên tại Đình Long Hưng, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) đã xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng, cùng với giáo mác, gậy gộc,... nhân dân địa phương nhất tề đứng dậy diệt ác, trừ gian, làm nên cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vang dội. Đây là một trong những cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đầu tiên ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long lúc bấy giờ.

Nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 – 23-11-2005), tỉnh Tiền Giang đã tiến hành nâng cấp, mở rộng đình Long Hưng, tạo thành một quần thể kiến trúc khang trang, bao gồm ngôi đình ở vị trí trung tâm; bên phải đình là nhà trưng bày - nơi lưu giữ những hiện vật của khởi nghĩa Nam kỳ 1940, với hàng trăm tranh ảnh, hiện vật... nhằm nhắc các thế hệ con cháu về lòng yêu nước thương nòi, tinh thần chiến đấu, hi sinh anh dũng của quân và dân Nam bộ trong cuộc khởi nghĩa Nam kỳ và ngôi nhà cổ Nam bộ thờ bà Nguyễn Thị Thập (Nguyễn Thị Ngọc Tốt) - một trong những người lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ ở tỉnh Mỹ Tho, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội; bên trái đình là nhà bia ghi danh 614 liệt sĩ của xã, trong đó có 2 liệt sĩ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang là Lê Thị Hồng Gấm và Hồ Văn Nhánh. Xung quanh khu di tích có nhiều cây xanh, kiểng cổ quý hiếm, hoa tươi nở bốn mùa; đặc biệt, tại đây vẫn còn cây bàng cổ thụ, nơi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên của nước ta được cắm trên đó trong những ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Nam kỳ.

 

            Đình Long Hưng                       Nhà cổ Nam bộ thờ bà Nguyễn Thị Thập

Mỗi năm, đình có lệ cúng kỳ yên vào ngày 16 - 4 âm lịch, cúng hạ điền đồng thời cúng Ông (Lê Văn Duyệt) vào ngày 1- 8 âm lịch, cúng thượng điền ngày 16 -11 âm lịch. Đặc biệt, hàng năm vào ngày 23 - 11, cùng với cả nước tổ chức kỷ niệm Ngày Nam kỳ khởi nghĩa tại đình. Ngày nay, nhắc tới Long Hưng là nhắc tới cuộc khởi nghĩa Nam kỳ 1940 đẫm máu và hiển hách của nhân dân Mỹ Tho thời tiền khởi nghĩa, dẫn đến cuộc khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chỉ 5 năm sau đó, góp phần xứng đáng vào những trang sử vẻ vang, đấu tranh giành độc lập của dân tộc.

Ngày 16/1/1995 di tích lịch sử Nam kỳ Khởi nghĩa (đình Long Hưng) được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

16. ANH HÙNG DÂN TỘC THỦ KHOA HUÂN:

Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân. Sinh năm 1830 tại làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường. Nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang.

 

                      Đền thờ Thủ Khoa Huân                          Khu mộ Thủ Khoa Huân

 Thủ Khoa Huân tên thật là Nguyễn Hữu Huân. Sinh năm 1830 tại làng Tịnh Hà, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường. Nay là xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Con ông Nguyễn Hữu Cẩm một nông dân khá giả trong vùng. Thuở nhỏ ông nổi tiếng thông minh, khẳng khái, học rất giỏi và rất chăm chỉ học tập. Năm 1852 (dưới triều vua Tự Đức), ông dự thi hương tại Gia Định, đậu thủ khoa (đứng đầu cử nhân). Sau đó ông được làm giáo thọ tức đốc học ở huyện Kiến Hưng tỉnh Định Tường.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (tháng 2/1859), ông bỏ chức giáo thọ, từ biệt gia đình tham gia kháng chiến, liên kết với các sĩ phu yêu nước, chiêu mộ nghĩa binh đứng lên chống giặc, ngược với chiến lược hòa mà thực chất là đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn. Tháng 4/1861 Pháp chiếm Mỹ Tho, ông cùng Thiên Hộ Dương phát động khởi nghĩa, hoạt động ở Tân An và lan rộng đến Mỹ Tho, rất ảnh hưởng đối với sĩ phu Nam Kỳ. Lúc đó Thiên Hộ Dương làm Chánh Quản Đạo, ông làm Phó.

Cuối năm 1861 thấy được ảnh hưởng của ông Pháp sai Tôn Thọ Tường dụ hàng nhưng không thành. Đầu năm 1862 bị giặt đánh úp, ông bị giặc bắt và giải về Sài Gòn. Pháp giao cho ông Đỗ Hữu Phương (tổng đốc Phương) đầu sỏ Việt Gian mua chuộc, ông từ chối và khôn khéo tìm cách trở lại hoạt động liên kết với Trương Định. Tháng 6/1863 giặc phát hiện căn cứ ông ở Thuộc Nhiêu (Cai Lậy) nên bao quây càn quét. Ông và Thiên Hộ Dương chạy thoát về An Giang xây dựng căn cứ Bảy Núi.

Dựa vào điều ước Nhâm Tuất, chúng gửi tối hậu thư buộc quan tỉnh An Giang giao nộp Thủ Khoa Huân và Thiên Hộ Dương. Biết tin, Thiên Hộ Dương trốn thoát sau đó chuyển căn cứ về Đồng Tháp Mười còn Thủ Khoa Huân bị bắt giao nộp cho Pháp. Chúng khép ông vào tội chống lại nhà nước Lang Sa (Pháp) phản đối hiệp ước mà triều đình đã ký, kết án 10 năm khổ sai và đài ra đảo Réunion. Sau 7 năm tù chúng ân xá và đưa ông về quản thúc tại nhà Đỗ Hữu Phương (Tổng đốc Phương). Đồng thời cử ông làm giáo thọ dạy bảo "sinh đồ"

ở chợ Lớn với hy vọng lôi kéo ông về phía chúng, ông lợi dụng điều kiện dạy học liên lạc với các sĩ phu yêu nước và hội kín Hoa Kiều "Trường Phát" nhờ mua vũ khí chuẩn bị khởi nghĩa. Trong khi công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa đang khẩn trương thì giặc Pháp nhờ bọn dọ thám đã bắt được thuyền trở vũ khí của nhóm "Trường Phát", kế hoạch khởi nghĩa bị vỡ vì không có vũ khí. Trước tình hình đó ông đã ra lệnh bãi binh, trở về Mỹ Tho họp cùng Âu Dương Lân tiến hành khởi nghĩa. Địa bàn hoạt động chạy suốt từ Cai Lậy đến Mỹ Quý (Sa đéc). Trung tâm ngay vùng Bến Tranh đã gây tiếng vang trên toàn cõi Nam Kỳ.

Tượng Thủ Khoa Huân ở TP Mỹ Tho

Để đối phó giặc sai Đốc phủ kiêm địa chủ Trần Bá Lộc từ Vĩnh Long đến Mỹ Tho đem quân đàn áp. Năm 1875 trong trận giao chiến với giặc bất lợi ông cùng với tùy tùng Đốc binh Hương lẽn về chợ Gạo dự định quá giang thuyền buôn ra Bình Thuận cầu viện. Nhưng Đốc binh Hương bị Trần Bá Lộc mua chuộc dẫn quân bắt Nguyễn Hữu Huân ở chợ Gạo ngày 15/5/1875, đem giam tại Mỹ Tho. Sau 4 ngày giam tại Mỹ Tho mọi mưu chước chiêu hàng đều không thành, giặc Pháp khép ông vào án tử hình. Ngày 19/5/1875 chúng cho tàu chở ông theo dòng sông Bảo Định về quê Mỹ Tịnh An để hành quyết (lúc 12 giờ trưa). Năm ấy ông 45 tuổi.

Suốt 15 năm hoạt động 03 lần khởi nghĩa – 03 lần bị bắt trên chiến trường, trong tù ngục và ngay đến khi bị xử trảm Thủ Khoa Huân luôn nêu tấm gương "tận trung báo quốc" và  "đạo cương thường" vì nước vì dân. Lúc đầu mộ của ông được đắp bằng đất, đến năm 1927 con cháu của ông và nhân dân địa phương xây lại bằng đá xanh. Để tỏ lòng tôn kính nhân dân địa phương đã lập đền thờ cách nơi ông bị xử trảm 100m, ngay trường tiểu học Mỹ Tịnh An. Đến năm 1995 đền thờ Thủ Khoa Huân được dời về cạnh ngôi mộ của ông ở ấp Hòa Quới, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo. Hàng năm, vào ngày 15/4 (ÂL) đều tổ chức lễ thờ cúng ông tại đền thờ rất trọng thể.

Ngày 15/6/1987 di tích Mộ Thủ Khoa Huân được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

17. ANH HÙNG DÂN TỘC TRƯƠNG ĐỊNH:

Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, người xã Tư Cung, huyện Bình Sơn, nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định là con của quan

 

                        Di tích lăng mộ và đền thờ AHDT Trương Định.

Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, người xã Tư Cung, huyện Bình Sơn,  nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định là con của quan Thuỷ Vệ Uý Trương Cầm, tỉnh Gia Định. Năm 1844 Trương Định theo cha vào Nam và cưới vợ là bà Lê Thị Thưởng con một nhà hào phú ở làng Tân Phước, huyện Tân Hoà, khi cha mất Trương Định ở luôn quê vợ Tân Hoà.

Năm 1854, hưởng ứng chính dsách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đem hết tài sản đi chiêu mộ dân nghèo vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi vào khai hoang lập đồn điền ở Gia Thuận, thuộc huyện Gò Công Đông ngày nay và được bổ chức Phó Quản Cơ của đồn điền. Trong thời gian khẩn hoang Trương Định đã gặp và cưới bà Trần Thị Sanh là anh em con cô con cậu với bà Từ Dũ Thái Hậu (mẹ vua Tự Đức).

Tháng 4/1861, thực dân Pháp chiếm thành Định Tường, Tháng 11/1861 chiếm thành Biên Hòa và đến tháng 3/1862, giặc Pháp tấn công chiếm thành Vĩnh Long. Triều đình ký hòa ước "Nhâm tuất" vào ngày 5/6/1862 cắt 3 tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định và Định Tường cho Pháp. Tiếp đó, triều đình ra lệnh cho Trương Định bãi binh, phong làm Lãnh binh An Hà, buộc phải bãi binh ở Tân Hoà và gấp rút nhận chức mới ở An Giang. Nhưng lòng dân và nghĩa quân không chịu, trong lúc đang lưỡng lự giữa ý dân và lệnh vua chưa biết ngã về đâu thì Ông nhận được thư của nghĩa hào huyện Tân Long (Chợ Lớn), tỏ ý muốn cử Ông làm chủ soái 3 tỉnh để giết giặc. Cảm kích sự tính nhiệm của những người yêu nước và nhân dân, Ông đã khước từ lệnh của triều đình và nhận danh hiệu "Bình Tây Đại Nguyên Soái" do nhân dân phong, tiếp tục cuộc chiến đấu chống giặc Pháp.

 

        Đền thờ Trương Định ở xã Gia Thuận

Ngày 20/8/1864, giặc Pháp bất ngờ bao vây đánh úp nghĩa quân tại Đám lá tối trời, truy kích Ông và nghĩa quân. Ông rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Gò Công và chọn Lý Nhơn, một vị trí nằm giữa vùng đất phù sa có rừng dừa nước che kín giáp ranh Biên Hoà (nay là TP.Hồ Chí Minh) làm phòng tuyến mới . Cuối tháng 9 / 1863giặc mở cuộc bao vây đánh úp căn cứ nầy. Thoát được cuộc bố ráp truy kích của giặc ở Lý Nhơn, Trương Định trở về Đám lá tối trời, một mặt Ông xây dựng lại lực lượng và kêu gọi các sĩ phu yêu nước hãy đứng lên góp công góp sức, hiến kế đánh giặc, đó là hịch tháng 8/1864. Hưởng ứng lời hiệu triệu của Ông khắp nơi một làn sóng kháng chiến lại nổi lên ở Mỹ Tho, Tân An, Gò Công, Cần Giuộc, Chợ lớn và vùng giáp ranh Biên Hoà làm cho giặc Pháp hoang mang và càng ra sức truy tìm để diệt Ông.

Đêm 19/8/1864, dò biết nơi ở của Trương Định, tên phản bội Huỳnh Công Tấn cho quân bao vây đột nhập vào nhà. Trương Định và những nghĩa quân của ông chiến đấu chống trả quyết liệt, diệt được một số quân địch, nhưng lại bị thương nặng, biết mình không sống được và quyết không để rơi vào tay giặc, Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết người anh hùng, năm ấy ông tròn 44 tuổi.

Sau khi Trương Định mất vào ngày 20/8/1864, bà Trần Thị Sanh là người vợ thứ của Trương Định và nhân dân mang Ông về an táng rất trọng thể, tại một địa điểm nay thuộc thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1964, ngôi mộ và đền thờ Ông được tu bổ khang trang và giữ nguyên dáng dấp đến ngày nay.

Ngoài mộ và đền thờ tại thị xã Gò Công, nhân dân còn lập một đền thờ tại xã Gia Thuận huyện Gò Công Đông, nơi được gọi là "Đám lá tối trời" mà Trương Định và nghĩa quân từng làm căn cứ chống Pháp để thờ Ông.

Di tích mộ và đền thờ Trương Định ở thị xã Gò Công được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 30/8/1987. Còn đền thờ Trương Định ở xã Gia Thuận huyện Gò Công Đông được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2004.

 18. LĂNG MỘ HOÀNG GIA:

Lăng Hoàng gia được xây dựng năm 1926, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng,

       Cổng vào Lăng Hoàng gia                      Đền thờ ông Phạm Đăng Hưng

Lăng Hoàng gia được xây dựng năm 1926, gồm lăng mộ và đền thờ ông Phạm Đăng Hưng, là ông ngoại Vua Tự Đức, thân sinh bà Thái hậu Từ Dụ (Từ Dũ), vợ vua Thiệu Trị, lăng nằm cách trung tâm thị xã khoảng 2km.

 Vào cuối thế kỹ thứ XVI ông Phạm Đăng Long (cha ông Phạm Đăng Hưng) theo cha vào vùng Gò Công, là người giỏi Nho học, tinh thông phong thủy, địa lý của Lão học, đi nhiều nơi tìm thế đất tốt để định cư, mong con cháu phát tích. Lúc ông đến Gò Rùa (Sơn Qui), thấy thế đất rất đẹp nhưng toàn vùng Gò Công lúc bấy giờ không có chỗ nào đào được giếng có nước ngọt. Sau đó ông phát hiện ra mạch nước ngầm ở Gò Sơn Qui. nên quy tập mồ mả 3 đời về đây và xây nhà ở gò đất này.

Ông Phạm Đăng Hưng là con thứ 3 của ông Phạm Đăng Long, sinh ra tại Gò Sơn Qui, vào năm 1764 (nay là ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, TX Gò Công - Tiền Giang). Ông là người thông minh, văn võ song toàn. Năm 1784, lúc 20 tuổi, ông thi đỗ Tam trường, được triều đình bổ làm Lễ sinh ở Phủ, sau đó được thăng Lại bộ Tham tri. Đến năm 1824 được sắc phong Lễ bộ Thượng thư, năm 1825 ông được giao phó giữ kinh thành Huế. Mùa hạ năm 1825, Phạm Đăng Hưng thọ bệnh và mất, linh cửu được đưa về quê hương, an táng tại Gò Sơn Qui. Năm 1849, ông được vua Tự Đức truy phong Tước Đức Quốc công.

Ông có 4 người con làm quan to trong triều Nguyễn. Vua Minh Mạng kết thông gia gả công chúa cho con trai ông là Phạm Đăng Thuật và phong chức Phò mã Đô úy. Vua Minh Mạng cũng cưới con gái của ông là Phạm Thị Hằng (tức bà Từ Dũ) cho Hoàng tử Miên Tông, sau này là vua Thiệu Trị. Lăng được xây dựng do ông Phạm Đăng Tá, con trai trưởng của Phạm Đăng Hưng xây dựng trên phần đất rộng 3.000 m2, ngay trên nền nhà cũ của dòng họ Phạm Đăng. Các nghệ nhân tài hoa bậc nhất chuyên xây dựng lăng tẩm, cung đình từ Huế được đưa vào cùng với nghệ nhân địa phương xây dựng nên công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách cung đình. Năm 1849, khi vua Tự Đức truy phong Phạm Đăng Hưng lên tước Đức Quốc công đã cho trùng tu, mở rộng nhà thờ, xây thêm tam cấp, cổng tam quan, ban thần vị theo nghi thức cung đình. Vào từ đường, chúng ta thấy nơi chính vị thờ Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng; bên trái thờ Phước An hầu Phạm Đăng Long, là cha của Phạm Đăng Hưng; bên phải thờ Bình Thạnh bá Phạm Đăng Dinh; căn chót bên trái thờ Mỵ Khánh tử Phạm Đăng Tiên, ông cố Phạm Đăng Hưng và bên phải thờ Thiềm sự phủ Phạm Đăng Khoa, là ông sơ Phạm Đăng Hưng.

Mộ Phạm Đăng Hưng táng trên gò cao có hình dáng mai rùa. Mộ xây theo kiểu kiểu dáng "đỉnh trụ" hình bát giác, trông vừa như chiếc nón lá vừa như búp sen. Mặt sau mộ, xây bình phong hình bán nguyệt, trên có chạm 4 con rồng, dưới có 5 con kỳ lân. "Ngũ đại thành xương - Tường lân ống hiện" (Năm đời  danh giá tốt đẹp - Điềm lành kỳ lân hiện ra ). Vòng quanh mộ ông có  một số phù điêu trang trí như búp sen, cá hóa long… 

 

 

 

 Vào năm 1888, vua Thành Thái lên ngôi, chuẩn bị vào viếng lăng nên cho trùng tu. Năm Khải Định 1921 lăng được trùng tu một lần nữa và đến năm 1998 ngôi nhà thờ được đại trùng tu, phần nào trả lại những nét kiến trúc đặc biệt dành cho Hoàng tộc tại xứ Gò nổi tiếng.

 Ngày 2/12/1992, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) có quyết định công nhận Khu lăng mộ Hoàng gia là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

19. DI TÍCH KHẢO CỔ GÒ THÀNH:

Di tích Gò Thành thuộc nền văn hóa Óc Eo, tọa lạc tại ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cách TP Mỹ Tho khoảng 10km về hướng Đông - Đông Bắc. Tên gọi Gò Thành xuất hiện khi những người Việt đầu tiên đến khai phá vùng đất này thấy trên gò có nhiều gạch, cho đó là vết tích của một thành xưa nên đặt tên là Gò Thành, với mục đích đánh dấu một vị trí trong khu vực quần cư.

 

  
         Di tích khảo cổ Gò Thành                         Bên trong khu khai quật

 

 Vào năm 1941, L. Malleret một nhà khảo cổ học người Pháp đã phát hiện ra nơi này, đến năm  1979 một số cán bộ Bảo tàng Tiền Giang đã đến đây khảo sát. Đến tháng 7/1987 một cuộc điều tra khảo cổ học mới chính thức được tiến hành và đã đi đến kết luận: di tích khảo cổ Gò Thành thuộc nền văn hoá Óc Eo. Óc Eo. Theo tiếng Khơme có nghĩa là "vùng sáng", "điểm sáng" là tên gọi từ xa xưa của vùng Ba Thê - núi Sập (nay là xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang). Năm 1941, sau khi L. Malleret phát hiện ra nơi này, ông đã thu thập một số hiện vật và cho công bố ở Pháp. Nền văn hóa nầy được lấy tên theo địa danh nơi phát hiện, nên được gọi là "Văn hóa Óc Eo". 

 Trong 2 năm 1988 - 1989, Bảo tàng Tiền Giang đã kết hợp với Trung tâm Khảo cổ học (thuộc Viện KHXH và Nhân văn quốc gia tại TP. Hồ Chí Minh) đã tiến hành 2 mùa khai quật, khảo sát tại di tích này. Các nhà khảo cổ đã phân tích một số mẫu vật nơi đây bằng phương pháp C14 (Cacbon - 14), kết luận khu di tích khảo cổ Gò Thành có niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ VIII sau Công nguyên. Đây là một khu di tích đặc biệt vì nơi đây còn lưu giữ khá nguyên vẹn và phong phú với 3 loại di chỉ khác nhau: là di chỉ cư trú, di chỉ kiến trúc và di chỉ mộ táng. Nhất là di chỉ kiến trúc với nhiều đền tháp ở cạnh nhau có quy mô khác nhau, rất hoành tráng, tuy chỉ còn phần nền.

         Qua thư tịch cổ cho thấy văn hoá Óc Eo chính là văn hoá của vuơng quốc Phù Nam. Thời đó, Phù Nam là vương quốc vào loại hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á, có những thương cảng lớn, giao lưu hàng hoá với nhiều nước trên thế giới. Xã hội Phù Nam gồm chủ yếu là các giai tầng: nông dân, thương nhân, thị tộc và tăng lữ. Đặc biệt, nơi đây có nhiều hiện vật rất đa dạng, biểu thị cho nền văn minh của một quốc gia cổ, không chỉ có ở phía Đông và Tây Nam bộ của Việt Nam mà trải dài đến cả miền đông Campuchia và một phần duyên hải Thái Lan.

 

Sau các đợt khai quật, trùng tu và tôn tạo di tích, các nhà khảo cổ đã nhận thấy:

- Chính giữa các đền tháp là những hố thờ dạng giếng hình vuông với nhiều kiểu dáng khác nhau, có độ sâu từ 1,5 đến 3 mét.

       - Phía đáy hố thi thoảng có các mảnh vàng hình vuông hoặc hình tròn cắt hình cánh sen, có khắc hình các  con  vật , chủ yếu là hình voi ,

    

Bên trong nhà trưng bày hiện vật

một ít tro, các thanh gỗ hình vuông cạnh khoảng 40 cm được chồng lên nhau theo hình vuông, các lớp cát vàng và các lớp cuội xen kẽ.

- Nền tháp được xây dựng kiên cố với những lớp gạch có kích thước đa dạng.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện 271 di vật bằng vàng, đồng, đá, đất nung mang nét đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Óc Eo. Đến di tích Gò Thành chúng ta được thấy các hố thờ bị chôn vùi dưới lòng đất hàng nghìn năm. Bên trong nhà trưng bày hiện vật, có 1 tượng thần Vishnu còn nguyên dạng, 1 tượng nữ thần và 1 tượng nam thần đều chỉ còn phần thân; 1 mảnh đá nhỏ có minh văn Phạn ngữ (chữ Phạn cổ) còn rất ít nét; có cả mô hình sinh thực khí nam, nữ,  biểu trưng cho nguồn gốc phát triển nhân loại; 2 hạt đá quý màu tím xanh và trắng trong. Ngoài ra, còn có nhiều mảnh vòi bình, nhiều gốm thô, mịn có tô màu đỏ hoặc nâu có hoa văn trang trí, vài lá đề bằng gốm.

Ngày 12/12/1994 di tích khảo cổ Gò Thành được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

 20.LĂNG TỨ KIỆT

Lăng Tứ Kiệt là tên gọi mộ và đền thờ của bốn vị anh hùng chống Pháp  trong những năm 1868 – 1870, gồm: Nguyễn Thanh Long (Năm Long); Trần Công Thận (tự Phượng); Trương Văn Rộng và Ngô Tấn Đước (Đức) đã lãnh đạo nhân dân và nghĩa quân Cai Lậy - Cái Bè đứng lên chống Pháp xâm lược trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX.    

 

             Lăng Tứ Kiệt

 Lăng tọa lạc trên đường 30/4, thị trấn Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Sau khi Bốn ông hy sinh, nhân dân lập mộ và đền thờ tại Thị trấn Cai Lậy và để tỏ lòng tôn kính nhân dân gọi là Lăng Tứ Kiệt. Theo lời truyền của dân gian, bốn ông đều là những người nổi tiếng can đảm, mưu lược và võ nghệ cao cường. Vốn có lòng yêu nước nồng nàn, khi giặc Pháp xâm lược tỉnh Định Tường (1861), bốn ông đã tham gia lực lượng nghĩa quân do Thiên Hộ Dương lãnh đạo. Cùng với những nghĩa quân khác, bốn ông đã tham gia nhiều trận đánh ác liệt ở vùng Ba Giồng, Chợ Gạo, Mỹ Tho…trong quá trình chiến đấu, bốn ông đã lập được nhiều chiến công vang dội. Năm 1868 khi cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương bị thất bại, bốn ông trở về Cai Lậy chiêu tập nghĩa sĩ, chọn vùng Cái Bè - Cai Lậy làm địa bàn tiếp tục chống Pháp. Chiến công hiển hách nhất của quân Tứ Kiệt là trận tấn công thành Mỹ Tho và thiêu hủy đồn Cai Lậy.

Sau hai năm hoạt động gây cho giặc nhiều thiệt hại, cuộc khởi nghĩa của Tứ Kiệt đành chịu thất bại trước sự bao vây và đàn áp tổng lực của quân  viễn chinh Pháp. Bốn ông bị bắt, bọn chúng đem vinh hoa phú quí ra dụ dỗ các ông trong nhiều ngày nhưng không thành. Ngày 14/02/1871 (nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Canh Ngọ), giặc đưa Bốn ông ra pháp trường trảm huyết, dã man hơn chúng còn bêu đầu bốn ông ở chợ Cai Lậy, nhằm uy hiếp tinh thần của dân chúng, sau đó dùi dập ở bến sông cạnh chợ.

Cảm phục cuộc đời và tấm gương chiến đấu oanh liệt, bất khuất của bốn ông, nhân dân Cai Lậy đã đấp nên mộ đất, xung quanh có làm hàng rào bằng gỗ, hương khói trang nghiêm. Ở làng Mỹ Trang gần đó, ông Nhiêu học Đặng Văn Ngưu cho dựng trước nhà một ngôi miếu thờ ngay khu đất giặc bêu đầu bốn ông. Ngôi miếu lợp ngói âm dương và để che mắt chính quyền thực dân, người ta gọi đó là chùa Ông (vì phía trước lập bàn thờ Quan Công tượng trưng cho trung nghĩa), còn phía sau lập bài vị khắc 4 chữ Tứ vị thần hồn, sơn son thiếp vàng rực rỡ thờ Tứ Kiệt.  Trận bão năm Giáp Thìn ( 1904 ) làm ngôi miếu đổ sập. Ông Nhiêu dời ngôi miếu về làng Thanh Sơn (trước thuộc xã Thanh Hòa nay là thị trấn Cai Lậy). Hiện ngôi miếu tọa lạc tại khu phố 1, thị trấn Cai Lậy, cách Lăng Tứ Kiệt hơn trăm mét. Đến năm 1967, nhân dân Cai Lậy tiến hành trùng tu ngôi miếu và khu mộ Bốn ông qui mô hơn, trong có miếu thờ, ngoài có nhà khách. Năm 1999, Lăng mộ của bốn ông được tỉnh

 

             Khu mộ của  bốn ông

Tiền Giang trùng tu với quy mô lớn, trông rất khang trang và cổ kính như hiện nay, phía trước cổng có tôn trí 2 câu đối:

Tứ vị anh hùng vị quốc hy sinh vĩnh niệm.

Kiệt nhân nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn.

Hàng năm vào ngày 25 tháng Chạp âm lịch, nhân dân Cai Lậy tụ tập đông đúc về đây tảo mộ và làm giỗ rất trang trọng, thành kính tưởng nhớ đến Bốn ông vì nước quên mình vì dân giết giặc, nêu tấm gương sáng ngời cho hậu thế.

Ngày 13/9/1999 di tích Lăng Tứ Kiệt được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia.

21.CHÙA BỬU LÂM:

Chùa Bửu Lâm tọa lạc tại đường Anh Giác, phường 3, TP Mỹ Tho. Xung quanh chùa là những hàng dừa xanh ngát cùng những vườn cây ăn trái bốn mùa trĩu quả. Phía trước cổng, những cây dầu cao lớn vươn mình thẳng tắp với những tán lá rộng làm mát chốn tôn nghiêm. Đến TP Mỹ Tho, mà không đến chùa Bửu Lâm, hẳn là một thiếu sót, ngày xưa ở vùng đất này từng có câu ca:

"Về sông Bảo Định bờ đông

có ngôi chợ Cũ, có chùa Bửu Lâm"

 

        Chùa Bửu Lâm                                  Tượng Phật Bà Quan Âm

Tương truyền vào những năm đầu thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn di dân từ các tỉnh miền Trung vào miền Nam khai khẩn đất hoang để lập làng định cư, sinh sống. Trong đoàn người ấy có một vị ni cô (không rõ tên) am hiểu về cây thuốc nam, nên đã đến xóm Dầu (nơi ngày xưa nhân dân sống bằng nghề ép dầu mù u) lập am nhỏ để tu niệm và trồng cây thuốc chữa bệnh cho nhân dân quanh vùng. Với tinh thần từ bi, cứu khổ, danh tiếng ni cô được đồn xa, bá tánh đến cúng dường ngày một đông. Nhờ thế, ni cô cất được ngôi chùa khá khang trang vào khoảng năm 1742 (đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát). Sau khi ni cô viên tịch chùa trở nên vắng vẻ. Năm Gia Long thứ 2 (1803) bà Nguyễn Thị Đạt một Phật tử giàu có và mộ đạo nhất trong vùng sang Bến Tre vào chùa Hội Tôn đãnh lễ. Hoà Thượng Tổ Trí - Khánh Hưng cho đệ tử là ngài Tiên Thiện, pháp danh Từ Lâm về làm trụ trì chùa, nhờ vào sự cúng dường của bà Nguyễn Thị Đạt, hoà thượng Tiên Thiện đã cất mới ngôi chùa rộng lớn bằng gỗ căm xe và đã đặt tên chùa là "Bửu Lâm" với ước muốn bảo tồn và phát triển.

Từ năm 1803 đến nay, chùa đã qua nhiều lần trùng tu, nhưng kiến trúc ban đầu vẫn không thay đổi, chùa Bửu Lâm là một di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc loại hình kiến trúc tôn giáo được xây dựng gồm 03 phần: tiền đường, chánh điện và hậu tổ. Trên bệ thờ của ngôi chánh điện, tượng Phật ngồi cao lớn, gương mặt nhân hậu như đang nhìn xuống phật tử bên dưới, chung quanh có hàng chục tượng lớn nhỏ làm bằng nhiều loại vật liệu với dáng vẻ khác nhau. Gian chánh điện được trang trí 9 bộ bao lam với những họa tiết và đường nét tinh xảo. Bộ bao lam trước bàn thờ chánh điện chạm lộng công phu với bộ "Cửu Long phún thủy" và đôi long trụ "Cá hóa rồng" sơn son thếp vàng óng ánh. Các bộ bao lam còn lại được chạm khắc mai điểu, song phụng chầu cuốn thư, mẫu đơn, chim trĩ và các họa tiết tứ linh, tứ quí, sen... Chùa thờ Phật theo Phật giáo Đại thừa thuộc dòng Lâm tế Chánh Tông. Tất cả nằm trên một nền cao 1m có diện tích gần 1.000m2, xung quanh có vườn cây ăn trái và khuôn viên hoa, kiểng.

Bên cạnh đó, nghệ thuật chạm khắc gỗ còn được thể hiện trên 12 tấm hoành phi nền là một tấm gỗ dày 20cm, trên chạm 2 đến 3 lớp với hoa văn được thể hiện công phu, sinh động, xung quanh chạm tứ linh, lưỡng long tranh châu... Đó là những tác phẩm khắc chữ nổi rất độc đáo, thực hiện bởi các đôi tay tài hoa, khéo léo của những nghệ nhân chạm trổ cách đây trên 100 năm.

Cũng như bao ngôi chùa khác, chùa Bửu Lâm cổ tự được trang trí những câu đối trên cột hoặc trên khánh thờ, ở các bàn thờ, các tấm liễn hoặc đôi long trụ. Nội dung câu đối toát lên triết lý nhà Phật và ca ngợi công đức của các vị hòa thượng. Tất cả sơn son thếp vàng óng ánh hoặc khảm ốc xà cừ làm cho uy nghiêm, rực rỡ nơi thờ phụng.  

 

  Tượng Phật Thích Ca bên trong chùa

 Ngoài ra , chùacòn có những tượng Phật cổ có niên đại thế kỷ XVIII - XIX cùng hàng trăm di vật quí hiếm khác.

Chùa Bửu Lâm cũng là nơi thành lập chi bộ Xóm Dầu, một trong những chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Tiền Giang, vào những năm 1930. Trong chùa, tại chánh điện có một tủ thờ Hộ pháp, rộng 2m x 3,5m có thể chứa được từ 6 – 10 người, nhờ vậy trong nhiều năm, chi bộ hoạt động nhưng không hề bị lộ. Năm 1945 chiếc đại hồng chung trong chùa được hòa thượng hiến cho cách mạng để sản xuất vũ khí, góp phần vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

Ngày 13/9/1999 chùa Bửu Lâm được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp quốc gia.

22. ĐÌNH ĐIỀU HÒA

Đình Điều Hòa lúc mới thành lập còn có tên gọi là Giang trạm Điều Hòa thôn, từ ngày đầu thành lập đình Điều Hòa được dùng làm trạm dừng chân của các quan lại dưới triều Nguyễn đi công tác ở địa phương muốn nghỉ lại qua đêm. Ngoài ra, đình Điều Hòa còn là nơi thờ cúng Thành Hoàng Bổn cảnh của nhân dân trong vùng. Theo các tài liệu cũ,  tên Điều Hòa có vào khoảng thế kỷ XVIII, lúc bấy giờ có sự sát nhập của 3 lân (mỗi lân tương đương với một ấp ngày nay) bao gồm: Hòa Mỹ, Hòa Hảo, Hòa Thới, thuộc huyện Kiến Hưng, dinh Trấn Định (sau này là trấn Định Tường, tỉnh Định Tường). Sau khi lập làng, nhân dân tiến hành lập đình để thờ thần Thành Hoàng và những người có công khai hoang lập làng, lập ấp.

        

            Cổng tam quan Đình Điều Hòa           Lễ đón nhận Bằng di tích

                                                                                          cấp Quốc gia

Hiện nay, đình tọa lạc tại đường Trịnh Hoài Đức, phường 2, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đình thờ ba vị thần Thành Hoàng và một vị phúc thần. Bên cạnh  thờ các vị thần linh do nhân  dân tín  ngưỡng, đình còn thờ những người có công lập ra làng Điều Hòa như Tiền Hiền Cẩm Địa Nguyễn Văn Kiên, Tiền Hiền khai khẩn Nguyễn Văn Trước và Trương Văn Ân, ngoài nhiệm vụ Giang Trạm còn được cử làm Cai đình tổ chức các lễ Kỳ yên của đình.

          Năm 1792, cùng với việc tái lập làng Điều Hòa, đình Điều Hòa được thành lập. Năm 1826, đình được tu bổ thêm các mảng chạm khắc và các hoành phi, câu đối thờ tự cũng như trang trí bên trong đình.       Đình được xây dựng theo lối chữ "Tam" (≡), gồm có Võ ca, Võ quy và Chánh điện; được xây dựng chủ yếu bằng chất liệu truyền thống như gạch, ngói, gỗ, đá và chất kết dính là hồ ô dước. Về sau, trong quá trình trùng tu, tôn tạo nhân dân đã sử dụng các vật liệu xây dựng hiện đại vào như ciment, gạch men. Các hệ thống xây dựng bằng gỗ được liên kết với nhau bằng hệ thống mộng, chốt chắc chắn và tinh vi.

            Đây là nơi tập trung và bảo tồn nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Tiền Giang. Hiện trong đình còn lưu giữ, bảo quản các sưu tập lư, đỉnh đồng, sưu tập binh khí thờ và nhiều cổ vật gốm sứ của Trung Quốc thế kỷ XVIII - XIX. Đặc biệt là nghi thức hành lễ cúng bái trong đình có từ các thế kỷ trước vẫn còn lưu lại cho đến nay. Vào trong chánh điện, gian giữa với các mảng chạm khắc bên trên là "Long Phụng tranh châu". Phía dưới là Bát tiên cởi thú; phía trên bao lam là những khuôn chạm Tứ quý, Tứ linh, Mai Điểu, Tùng Lộc, Liên áp (vịt – sen) và trên cùng là tấm hoành được sơn son thếp vàng và chạm Tứ linh. Trên 2 cột gian giữa là đôi liễn chạm trổ  hai lớp khá công phu lớp dưới chạm rồng sơn son thếp vàng, lớp trên là câu đối. Bên cạnh việc trang trí ở các bao lam, khánh thờ, bàn thờ, chánh điện đình Điều Hòa còn trang trí giữa 2 mái giao nhau bằng các bức tranh sơn thủy, Tứ quý và những con vật, hoa trái gần gũi đời thường.  

 

  

               Bên trong Đình Điều Hòa

  Lúc mới xây dựng, đình tọa lạc gần bờ sông. Năm 1904, đình chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Giáp Thìn nên bị sạt lở và xuống cấp nhanh chóng. Trước tình trạng đó, các Hương chức cùng với nhân dân làng Điều Hòa thống nhất dời đình đến gần miếu thờ Thần Nông nằm trên ruộng tịch điền cao ráo, thoáng đãng. Đầu  năm 1913 , đìnhđược di dời về chỗ mới và giữ nguyên cho đến ngày nay. Năm 1967, đình xuống cấp trầm trọng. Ông Nguyễn Văn Dơn một thầu khoán ở địa phương, là người trong Ban phụng sự đình đã đứng ra thiết kế tu bổ lại phần võ quy, nhà tổ và nhà khói của đình; đồng thời xây cổng Tam quan bằng bê tông hướng về đường Trịnh Hoài Đức. Trải qua hơn 200 năm tồn tại và qua nhiều lần tu bổ, đình Điều Hòa vẫn còn giữ đuợc dáng vẻ ban đầu và trông rất khang trang như ngày nay.

 Hàng năm cứ đến lệ kỳ, nhân dân trong vùng lại tề tựu về đình để tổ chức cúng Kỳ yên (vào các ngày 16-17-18 tháng 02 âm lịch và 16-17-18 tháng 10 âm lịch) đúng theo nghi thức truyền thống, thu hút đông đảo người dân tham dự. Nhân dân đã đến cầu an cho sự yên bình của làng xóm và tổ chức các hội thi làm bánh, đồ xôi, chưng nghi (bằng những loại trái cây của địa phương). Hội đình kéo dài 3 ngày 3 đêm, mỗi đêm đều có rước đoàn hát về hát bội các tuồng có nội dung phản ánh các điển tích xưa, thu hút hàng ngàn nhân dân đến xem hát để giải trí.

Năm 2009 đình Điều Hòa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia.

19. Nhà Bạch công tử đón nhận Bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

            Ngôi Nhà Bạch công tử tọa lạc tại số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, do ông Lê Công Phước (thường gọi là Bạch Công tử) xây dựng vào năm 1926 - 1927 theo kiến trúc Pháp. Nhà Bạch công tử là ngôi nhà cổ có kiến trúc đẹp và độc đáo ở vùng Mỹ Tho. Trong thời gian tới, TP. Mỹ Tho sẽ sưu tầm và phục dựng lại các đồ vật trang trí trong nhà để bảo tồn và phục vụ du lịch.

 

Copyright © DU LỊCH MỸ THO. All rights reserved. Design by NINA.VN
Zalo
Zalo